x
Tư vấn 24/7: 0912468833
Địa chỉ: Phòng 2, tầng 3 số 48 - LK11B Khu đô thị Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Từ A - Z

- KIẾN THỨC LOGISTCS
Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Từ A - Z

Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Từ A - Z





Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Bạn hãy cùng An Phú Sơn tìm hiểu về quy trình này theo những bước cụ thể trong bài viết dưới. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được quá trình hàng hóa xuất phát từ cảng gốc cho đến khi chúng được phân phối đến điểm cuối cùng như thế nào. 



Mục lục bài viết




  • 1. Bước 1: Booking (đặt chỗ)

  • 2. Bước 2: Đóng gói hàng

  • 3. Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

  • 4. Bước 4: Phát hành B/L

  • 5. Bước 5: Gửi chứng từ xuất khẩu

  • 6. Bước 6: Nhận chứng từ gốc

  • 7. Bước 7: Thông báo hàng đến

  • 8. Bước 8: Nhận lệnh giao hàng

  • 9. Bước 9: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

  • 10. Bước 10: Bước cuối cùng là dỡ hàng

  • 11. Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa đường biển

  • 12. Ưu điểm của vận chuyển đường biển

  • 13. Vai trò của vận chuyển đường biển



1. Bước 1: Booking (đặt chỗ)



Quá trình booking hay còn gọi là đặt chỗ thuê tàu, có thể nói đây là bước quan trọng trong vận tải hàng hóa trong logistics. Trong trường hợp bên bán muốn thuê tàu thì họ cần liên hệ với các công ty Freight Forwarding (FWD) và chọn công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển có mức giá cạnh tranh. 



Quy trình vận tải đường biển



Đặt chỗ thuê tàu



Sau khi nhận được Booking từ FWD, người xuất khẩu phải thực hiện một kiểm tra chi tiết trên Booking. Việc này giúp người xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và thông tin cần thiết để giao cho FWD đúng thời hạn. Quá trình này đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong việc chuẩn bị hàng hóa cho hành trình vận chuyển trên đường biển. Các thông tin mà họ phải kiểm tra bao gồm: 




  • Cảng đi và cảng đến

  • Ngày khởi hành 

  • Ngày cắt máng

  • Loại container.

  • Số lượng container 

  • Các chi tiết khác.



2. Bước 2: Đóng gói hàng



Trong trường hợp hàng lẻ (LCL), quy trình đóng gói thường diễn ra tại kho.  Ngoài ra, mỗi kiện hàng sẽ được ghi ký mã hiệu (Shipping Mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty Freight Forwarding (FWD) sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ (CFS) tại cảng và tiến hành đóng kiện hàng vào container chung - nơi có nhiều lô hàng lẻ khác.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Đóng gói hàng 



Trong khi đó đối với hàng nguyên (FCL), quy trình đóng container thường diễn ra tại kho của người xuất khẩu. Hàng sẽ được kẹp chì ngay tại đây,  sau đó được bàn giao cho công ty FWD và tiến hành đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng. Quá trình này đảm bảo sự an toàn của hàng hóa trong container trước khi bắt đầu quy trình vận tải đường biển.



3. Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu



Sau khi hàng đã được đưa ra cảng, người xuất khẩu tiến hành thực hiện thủ tục hải quan. Ngoài ra, người xuất khẩu cũng có thể lựa chọn thuê FWD để thực hiện thủ tục này trước thời điểm tàu khởi hành. Đơn vị sẽ đảm bảo tiến hành các nghiệp vụ chuyên ngành như: đăng ký xin giấy phép xuất khẩu, kiểm tra và đảm bảo tính phòng tránh sâu bệnh (hun trùng). Bên cạnh đó, người xuất khẩu cũng có thể thực hiện các bước kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).



Quy trình vận tải đường biển



Người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan khi hàng hóa được đưa ra cảng 



4. Bước 4: Phát hành B/L



Bước tiếp theo trong quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phát hành B/L. Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng sẽ được FWD đưa lên tàu và rời khỏi cảng. Người xuất khẩu cung cấp các thông tin cần thiết để làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận, ngay từ giai đoạn chuẩn bị đóng gói hàng hóa. Thông tin này sẽ được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L (Bill of Lading) cho người xuất khẩu sau khi tàu đã khởi hành.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Quy trình phát hành B/L 



5. Bước 5: Gửi chứng từ xuất khẩu



Người xuất khẩu sẽ thu thập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu. Các chứng từ này bao gồm: 




  • Hóa đơn - Invoice

  • Danh sách đóng gói - Packing List.

  • Hợp đồng thương mại - Contract

  • Catalogue của sản phẩm

  • Vận đơn - B/L

  • Chứng chỉ xuất xứ - C/O và các tài liệu khác



Sau đó, bộ chứng từ này sẽ được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (nếu thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng - T/T) hoặc được gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng thư tín dụng - L/C).



Quy trình vận tải đường biển



Gửi chứng từ xuất khẩu



6. Bước 6: Nhận chứng từ gốc



Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc, người nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác của toàn bộ chứng từ. Việc này nhằm đảm bảo không có sự cố xảy ra trong quá trình thông quan hàng hóa.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Chứng từ gốc



7. Bước 7: Thông báo hàng đến



Trước ngày tàu nhập cảng thì đại lý của hãng vận tải tại cảng sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu. Tiếp theo, người nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin như: vị trí lưu giữ hàng chờ thông quan, ngày tàu cập cảng các loại phí phải nộp,... Nhờ việc này, người nhập khẩu có thể chuẩn bị và chủ động trong việc thực hiện các thủ tục hải quan.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Thông báo hàng đến



8. Bước 8: Nhận lệnh giao hàng



Người nhập khẩu sẽ tiến hàng cung cấp bộ chứng từ đã nhận từ người xuất khẩu, cho công ty FWD để đề xuất B/L gốc. Tiếp theo sẽ tiến hành thanh toán phí cho hãng tàu và thu lệnh giao hàng. Cùng lúc đó, công ty FWD sẽ tiến hành định vị hãng và tạo Phiếu xuất kho tại cảng.



Quy trình vận tải đường biển



Lệnh giao hàng 



9. Bước 9: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không thể thiếu bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Ngay cả khi hàng chưa đến cảng, người nhập khẩu đã có thể khai báo hải quan trên hệ thống điện tử và chờ đợi đến khi hàng đến để tiến hành thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện các thủ tục hải quan hoặc sử dụng dịch vụ của công ty chuyển phát nhanh (FWD).



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu 



Ngoài ra, người nhập khẩu cũng có thể phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành khác như xin giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch cho lô hàng hoặc kiểm tra chất lượng (nếu cần). Ở bước này, Dolphin Sea Air sẽ là người thực hiện các nghiệp vụ này. Bởi sẽ tốn rất nhiều thời gian và thậm chí là nếu bạn không tìm hiểu kỹ sẽ có những sai sót phát sinh.



10. Bước 10: Bước cuối cùng là dỡ hàng



Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, công ty chuyển phát nhanh (FWD) sẽ vận chuyển lô hàng và đưa về kho của người nhập khẩu. Trong trường hợp hàng nguyên container (FCL), người nhập khẩu sẽ phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.



Quy trình vận tải đường biển



Dỡ hàng tại cảng



Hiện nay người xuất, nhập khẩu ngày càng có nhu cầu mở rộng vận chuyển hàng bằng đường biển nội địa và quốc tế do sự phát triển của ngành thương mại. Tuy nhiên, quy định và chính sách thủ tục vận chuyển đường biển phức tạp, đặc biệt là việc chọn lựa hãng tàu uy tín. Để giải quyết những thách thức này, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn dịch vụ khai thuê hải quan. 



Nếu bạn muốn biết thêm về quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì hãy liên An Phú Sơn để được tư vấn cụ thể. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7. 



11. Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa đường biển



Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động sử dụng phương tiện vận tải biển và cơ sở hạ tầng để giao lưu, buôn bán nội địa và quốc tế. Trong đó, cơ sở hạ tầng là những vùng lãnh thổ hoặc nước gắn với các tuyến đường biển với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực của một nước. Đồng thời vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn kết hợp thêm phương tiện tàu biển, thiết bị bốc dỡ để chuyên chở hành khách và hàng hóa di chuyển trên biển.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Vận chuyển hàng hóa đường biển



Vào thế kỉ thứ V trước công nguyên, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ai Cập đã dùng tàu thuyền đi lại trên biển để giao lưu vùng, miền và quốc gia trên thế giới. Đến nay, quy trình vận tải đường biển trở thành nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và là một trong những ngành vận tải hiện đại bậc nhất.



12. Ưu điểm của vận chuyển đường biển



Ngày nay người xuất, nhập khẩu thương chọn phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bởi vì phương thức này có những ưu điểm như sau:




  • Đa dạng hóa chủng loại hàng hóa từ thông thường đến nguy hiểm như: chất độc hại, vật liệu nổ.

  • Khả năng vận chuyển hàng hóa lớn với trọng tải khác nhau.

  • Tuyến đường biển rộng lớn giúp tàu di chuyển linh hoạt, không gặp hạn chế và trở ngại như các phương thức khác.

  • Giao thông biển tự nhiên, giảm chi phí sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng. Do đó, cước phí vận chuyển thấp hơn so với đường bộ và hàng không.

  • Tàu container chuyên dụng vận chuyển khối lượng lớn, điều này cho thấy sức mạnh vượt trội của vận tải biển.



Quy trình vận tải đường biển



Ưu điểm của vận chuyển đường biển 



13. Vai trò của vận chuyển đường biển



Bạn đã được tìm hiểu về ưu điểm của quy trình vận tải đường biển. Tiếp theo, An Phú Sơn sẽ chia sẻ cho bạn vai trò của vận chuyển đường biển dưới đây: 




  • Vận chuyển biển thúc đẩy quá trình giao lưu và buôn bán quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Đồng thời, phương thức này còn mang đến sự đa dạng và phong phú của hàng hóa trên thị trường toàn cầu. Không những thế, vận chuyển đường biển còn thay đổi cơ cấu hàng hóa quốc tế.

  • Vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn và giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ nhận hàng khi vận chuyển bằng tàu có thể chậm, không phù hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu về thời gian vận chuyển. 

  • Giao thông biển thông thoáng và cho phép tàu di chuyển dễ dàng. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa và không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. 

  • Tại Việt Nam, ngành vận tải biển mang lại nhiều cơ hội phát triển và giao thương hàng hóa với các quốc gia khác. Đồng thời, vận chuyển đường biển còn giúp giới thiệu sản phẩm nội địa và văn hóa đến khắp thế giới.



Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển



Vai trò của vận chuyển đường biển 



Nhấn vào đây để đánh giá
Đối tác của chúng tôi
0.78667 sec| 893.797 kb