ĐẠI LÝ KHAI THUÊ HẢI QUAN
4 5 (1 đánh giá)Đại lý hải quan là gì? Các thông tin cần biết về đại lý hải quan
Mục lục
- 1. Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?
- 2. Sự khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan
- 3. Tại sao nên chọn đại lý hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu?
- 4. Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nếu muốn quá trình thông quan diễn ra thuận lợi cần có sự hỗ trợ của đại lý hải quan. Vậy cụ thể đại lý hải quan là gì? Có những nhiệm vụ chính nào? Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?
Đại lý hải quan là công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Nghĩa là họ đứng tên đại lý, ký tên và đóng dấu của mình thay cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4) hoặc dùng chữ ký số để truyền tờ khai (ECUS5 – VNACCS).
Công việc của đại lý hải quan là khai đầy đủ, chính xác các thông tin trên tờ khai hải quan và xác định số thuế, các khoản thu khác để nộp vào ngân sách nhà nước. Các quyền hạn của đại lý hải quan bao gồm:
– Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan.
– Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa đã cung cấp đủ thông tin cho cơ quan hải quan.
– Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi thực hiện khai hải quan để đảm bảo việc kê khai thông tin chính xác.
– Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại hàng hóa, trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan khi hàng hóa chưa được thông quan.
– Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan, vận chuyển hàng hóa và tiến hành các thủ tục liên quan đến các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Đại lý làm thủ tục hải quan hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, đồng thời chịu trách nhiệm đối với phạm vi được ủy quyền
2. Sự khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan
Bên cạnh đại lý hải quan, người khai thuê hải quan cũng cung cấp dịch vụ thông quan cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, cả 2 đơn vị này vẫn có một số điểm khác nhau như sau:
Các tiêu chí | Đại lý hải quan | Người khai thuê hải quan |
Người đại diện thực hiện thủ tục hải quan | Bên đại lý hải quan sẽ trực tiếp đứng tên trên tờ khai hải quan với vai trò là đại lý. | Người khai thuê hải quan sử dụng giấy giới thiệu của chủ doanh nghiệp để thực hiện kê khai thông tin. Điều này nghĩa là tên của người khai thuê hải quan không xuất hiện trong bất cứ giấy tờ nào. |
Trách nhiệm về chứng từ khai báo | Chịu trách nhiệm về chứng từ khai báo. Đại lý hải quan dùng chữ ký và dấu pháp nhân để làm tờ khai. |
Không chịu trách nhiệm về chứng từ khai báo. Người khai thuê hải quan dùng chữ ký số của chủ doanh nghiệp để khai báo hải quan (cơ quan hải quan sẽ hiểu rằng doanh nghiệp tự làm thủ tục hải quan). |
Trách nhiệm pháp lý | Chịu trách nhiệm cùng với doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan. | Không chịu trách nhiệm cùng với doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan. |
Yêu cầu bằng cấp nghiệp vụ | Nhân viên của đại lý hải quan cần phải có chứng chỉ đại lý hải quan và được Tổng cục hải quan công nhận. | Người khai thuê hải quan có thể là bất kỳ ai, chỉ cần có một ít kiến thức nghiệp vụ thì đều có thể làm được. |
Phí dịch vụ | Mức chi phí cao, tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa. | Mức chi phí thấp. |
3. Tại sao nên chọn đại lý hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu?
Từ bảng so sánh giữa đại lý làm thủ tục hải quan và người khai thuê hải quan đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng:
Bên đại lý hải quan tuy phí dịch vụ cao nhưng lại có độ tin cậy cao hơn người khai thuê hải quan. Cụ thể là họ sử dụng chữ ký số và dấu pháp nhân của đại lý để khai báo hải quan, chủ doanh nghiệp không cần phải sử dụng chữ ký số của mình. Vì thế, nếu có vấn đề xảy ra, bên đại lý hải quan sẽ có trách nhiệm xử lý vấn đề. Ngoài ra, nhân viên của đại lý được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, đảm bảo tiến hành các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác.
Tránh trường hợp người khai thuê hải quan điền sai thông tin về hàng hóa, khiến cho doanh nghiệp phải chịu rủi ro khi bị kiểm tra sau thông quan.
An Phú Sơn là công ty cung cấp dịch vụ hải quan uy tín và đáng tin cậy, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Công ty sở hữu đội ngũ làm thủ tục hải quan riêng, được đào tạo bài bản và dày dặn kinh nghiệm, tư vấn tận tình cho khách hàng.
An Phú Sơn thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho cơ quan hải quan; nhận kiểm tra tính hợp lệ của các loại giấy tờ từ doanh nghiệp và có các giải pháp vận chuyển sau khi thông quan hàng hóa, giúp quá trình vận chuyển suôn sẻ và đúng thời gian.
Đại lý hải quan có tính trách nhiệm cao hơn người khai thuê hải quan
4. Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất nhập khẩu
Hiện nay, cơ quan hải quan đã áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử để quá trình kê khai thông tin được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian làm việc và chi phí đi lại cho đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Các bước khai báo hải quan điện tử:
Bước 1: Kê khai thông tin xuất/nhập khẩu.
Người khai thực hiện điền đầy đủ các thông tin về xuất khẩu (bằng nghiệp vụ EDA) hoặc nhập khẩu (nghiệp vụ IDA). Sau đó, hệ thống sẽ nhận thông tin, cấp số và các chỉ tiêu về thuế suất, tên các mã đăng nhập,… Bản kê khai này sẽ được lưu trên hệ thống VNACCS.
Bước 2: Tiến hành đăng ký tờ khai xuất/nhập khẩu.
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC) hoặc nhập khẩu (IDC), người khai báo sẽ kiểm tra lại thông tin. Nếu thông tin chính xác, người khai gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Ngược lại, nếu thông tin có sai sót, người khai sử dụng nghiệp vụ EDB (xuất khẩu) hoặc IDB (nhập khẩu) để chỉnh sửa thông tin.
Bước 3: Kiểm tra lại điều kiện đăng ký tờ khai.
Trước khi tiến hành đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký không. Nếu doanh nghiệp không nằm trong danh sách nợ quá hạn 90 ngày, tạm ngừng hoạt động, phá sản,…thì hệ thống sẽ cho phép đăng ký tờ khai.
Hiện nay với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu việc đáp ứng tất cả các nhu cầu của quý khách là điều tất yếu, Quý khách hàng có thể có những lựa chọn riêng cho mình và phù hợp với nhu cầu căn cứ theo ưu nhược điểm từng hình thức.
Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn các loại hình dịch vụ mà Công ty An Phú Sơn chúng tôi đang cung cấp, ngoài ra chung tôi có các dịch vụ Logistics khác đi cùng để làm trọn gói chuỗi cung ứng cho quý khách hàng. Mọi tư vấn và yêu cầu báo giá vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng ./.