Phân Biệt Xuất Nhập Khẩu và Logistics: Những Hiểu Lầm Phổ Biến

- KIẾN THỨC LOGISTCS

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/anphuson/domains/anphuson.com/public_html/modules/news/views/news_amp/default.php on line 33

Phân Biệt Xuất Nhập Khẩu và Logistics: Những Hiểu Lầm Phổ Biến

Ngành xuất nhập khẩu và logistics hiện nay đang ngày càng phát triển, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, cũng như cơ hội việc làm tại hai ngành nghề này tương đối cao. Tuy nhiên có nhiều bạn vẫn chưa phân biệt được 2 ngành này và có những hiểu lầm rất phổ biến.

Nghiệp vụ logistics sẽ giúp bạn phân biệt xuất nhập khẩu và logistics, giải thích rõ những hiểu lầm thường gặp để bạn có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn.

Phân biệt xuất nhập khẩu và logistics

Nội dung bài viết:

  • 1. Khái niệm của Xuất nhập khẩu và Logistics
  • 2. Sự khác nhau giữa Xuất nhập khẩu và Logistics
  • 3. Cơ hội việc làm của ngành xuất nhập khẩu và logistics hiện nay?
    • 3.1 Vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu
    • 3.2 Vị trí công việc ngành Logistics

    •  

1. Khái niệm của Xuất nhập khẩu và Logistics

Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ của thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài nhằm đưa hàng hóa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khác vào/ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Bao gồm cả hoạt động tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

Quốc gia mua các sản phẩm, dịch vụ mà họ không tự sản xuất được, hoặc số lượng họ sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước gọi là nước nhập khẩu. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bán hàng hóa dịch vụ gọi là nước xuất khẩu. Chính các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ làm việc giao thương giữa các quốc gia diễn ra thuận lợi hơn.

Xem thêm Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Xuất Nhập Khẩu

Logistics là hoạt động liên kết giữa các khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối, tiêu thụ hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Bao gồm chuỗi các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện vận chuyển, kho bãi, lưu kho, khai báo hải quan, quản lý đội tàu, quản lý hàng tồn kho,… hoạt động vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Logistics bao gồm cả hoạt động vận chuyển hàng hóa trong nước và vận chuyển hàng hóa nước ngoài.

Xem nhiều Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics.

Xuất nhập khẩu và logistics là 2 ngành có liên quan mật thiết đến nhau và là hai hoạt động này không thể tách rời nhau. Để có thể nhập hoặc xuất hàng hóa thành công, công ty xuất nhập khẩu cần có bộ phận logistics hoặc thuê ngoài công ty logistics để thực hiện thủ tục hải quan, phương tiện vận chuyển, kho bãi, thanh toán quốc tế cho các lô hàng hóa xuất – nhập khẩu.

2. Sự khác nhau giữa Xuất nhập khẩu và Logistics

Tiêu Chí Xuất nhập khẩu Logistics
Phạm vi hoạt động Là hoạt động có yếu tố quốc tế, trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau và được trao đổi mua bán bằng tiền tệ. Bao gồm cả hoạt động vận chuyển trong nước lẫn quốc tế.
Các công việc chính trong ngành Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
– Nghiên cứu thị trường xuất khẩu tiềm năng và tìm kiếm đối tác
– Xây dựng bảng giá phù hợp
– Lên phương án kinh doanh hợp lý
– Trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
– Thực hiện việc xuất khẩu hàng hóaĐối với doanh nghiệp nhập khẩu
– Nghiên cứu thị trường nhập khẩu tiềm năng và lựa chọn đối tác phù hợp
– Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định rõ ràng về nhu cầu nhập khẩu và hoạch định chi phí cần thiết.
– Trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
– Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
– Quản lý hàng tồn kho
– Quản lý nguyên vật liệu
– Quản trị vận tải
– Đóng gói hàng hóa
– Quản lý kho hàng
– Xử lý đơn hàng
– Thông quan hải quan
– Book cước tàu và điều vận
– Hệ thống thông tin logistics
– Logistics ngược
Vai trò – Đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế nước nhà. Hoạt động xuất khẩu giúp gia tăng ngoại tệ về Việt Nam, mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa hoạt động sản xuất trong nước, gia tăng cơ hội việc làm cho lao động trong nước.
– Thúc đẩy nền quan hệ đối ngoại của đất nước
– Giao thương với nước ngoài ngày càng được mở rộng, tạo việc làm cho lao động trong nước, nâng cao mức sống của người dân, tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
– Nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa chi phí trong quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Tạo thuận lợi về thời gian và địa điểm cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm trong bối cảnh nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ có xu hướng toàn cầu hóa, cách xa về địa lý, giữa các quốc gia khác nhau.
– Giúp cho việc mua bán hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra thuận lợi hơn
– Thúc đẩy giao dịch quốc tế

Xuất nhập khẩu và logistics là 2 hoạt động không thể tách rời. Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế hoặc nhập hàng hóa từ các quốc gia khác vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng để thực hiện được điều đó cần có logistics bao gồm chuỗi các hoạt động để vận chuyển, thông quan, kho bãi.. đưa hàng hóa từ nước xuất khẩu về Việt Nam, từ Việt Nam ra các nước, thực hiện hoạt động đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng.

Nhưng nếu như không có hoạt động xuất nhập khẩu thì logistics không thể hoạt động được. Nếu logistics chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa trong nước thì sẽ không thể phát triển được.

3. Cơ hội việc làm của ngành xuất nhập khẩu và logistics hiện nay?

Cơ hội việc làm của ngành xuất nhập khẩu và logistics

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay, nhất là trong thời kỳ công nghệ số việc giao thương với các đối tác nước ngoài trở nên đơn giản, thuận tiện hơn bao giờ hết. Thông tin các công ty quốc tế được công bố minh bạch, dễ dàng tìm kiếm, có nhiều kênh tìm kiếm, đánh giá được mở ra giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đối tác tiềm năng. Do đó mở ra cơ hội công việc lớn cho ngành nghề xuất nhập khẩu và logistics. Có rất nhiều vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu, logistics để bạn có thể chọn lựa.

3.1 Vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu

  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Sale xuất nhập khẩu
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên khai báo hải quan
  • Nhân viên giao nhận hiện trường
  • Nhân viên mua hàng: tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài thông qua các kênh tìm kiếm khác nhau như: Hội chợ triển lãm, tham tán thương mại, thương mại điện tử,…để tìm ra đối tác phù hợp nhất. Đàm phán khéo léo, nhất là điều khoản giá cả trong hợp đồng để đem lại quyền lợi tối ưu
  • Nhân viên phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, lập và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán quốc tế, tối ưu hóa quy trình thanh toán quốc tế của doanh nghiệp.

3.2 Vị trí công việc ngành Logistics

  • Nhân viên kho vận: Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa trong kho, quản lý hóa đơn, chứng từ trong kho hàng, quản lý bốc dỡ, giao nhận vận chuyển. Phối hợp với các bên để xử lý các sự cố phát sinh khác.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm, tư vấn các dịch vụ của công ty, duy trì các đối tác cũ, phát triển các khách hàng mới.
  • Nhân viên hiện trường
  • Nhân viên chứng từ

Hi vọng từ những tổng hợp trên của An Phú Sơn đã giúp bạn phân biệt xuất nhập khẩu và logistics, hiểu rõ và tránh được những hiểu lầm phổ biến.


X
0.10537 sec| 623.383 kb