Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đồng hành chống hàng giả

- Tin tức - sự kiện

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/anphuson/domains/anphuson.com/public_html/modules/news/views/news_amp/default.php on line 33

Theo nguồn tin (HQ Online) - Hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) có rất nhiều loại, giá trị từ thấp đến cao và rất khó để phân biệt thật-giả. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền về cách thức nhận biết hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, cần khuyến khích người dân và doanh nghiệp đồng hành với cơ quan quản lý trong công tác chống hàng giả.

Ngày 8/12/2023: Tọa đàm "Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT - Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp"Khai mạc Tọa đàm “Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ - Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp”Bộ Tài chính: Cải cách hành chính mạnh mẽ hướng tới người dân, doanh nghiệp
Các sản phẩm thời trang (quần áo, giày dép...) bị làm giả được trưng bày tại Hội thảo "Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống - Thực trạng và giải pháp" do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp tổ chức.

Hàng trăm mặt hàng bị làm giả

“Một mặt, cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện những phương thức thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng như lợi dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, kẽ hở pháp luật để buôn lậu, đặc biệt là giả mạo nhãn hiệu. Mặt khác, tổ chức điều tra, xác minh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, căn cứ tính chất, mức độ, đề nghị xử lý hình sự, xử lý hành chính đảm bảo hiệu quả, khách quan, đúng quy định. Cơ quan Hải quan tập trung kiểm soát tốt hình hình, không để hình thành đường dây, ổ nhóm; ngăn chặn hành vi tiếp tay cho các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật”, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu nhấn mạnh.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nếu trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, thì nay, tất cả sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền SHTT do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng.

Trên thị trường, các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ở hầu hết nhóm, ngành hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm, tân dược, đông dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, đồ điện tử, điện dân dụng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, thực phẩm chức năng…; hàng thời trang như túi xách, nước hoa, đồ trang sức…

Ghi nhận tại Hội thảo "Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống - Thực trạng và giải pháp" do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp tổ chức cho thấy, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm SHTT ngày càng đa dạng, phong phú và tinh vi, được bày bán công khai. Hàng trăm sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm SHTT đã được trưng bày để các lực lượng chức năng, cơ quan quản lý nhận diện, phân biệt. Theo đó, từ những sản phẩm có giá trị nhỏ như gói dầu gội đầu, bột giặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần áo, giày dép... cho tới những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật giá trị cao như pháo hoa, máy lọc không khí, máy khoan, cắt, dụng cụ cầm tay... cũng bị làm giả. Điều đáng nói, hàng giả, hàng xâm phạm SHTT rất khó phân biệt, nếu không đặt hàng thật và hàng giả cạnh nhau để so sánh đối chứng thì rất khó để nhận biết.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đỗ Hồng Trung, từ các cuộc khảo sát trên các trang mạng xã hội, dễ dàng, bắt gặp những conten giới thiệu bán hàng có thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Gucci, LV, Hermes Chanel, Boss… chủ yếu là những loại hàng hóa làm giả thương hiệu, hàng xâm phạm quyền SHTT. Cá biệt, cả hàng cấm kinh doanh, khách hàng chỉ cần đặt số lượng và báo địa chỉ là hàng sẽ được chuyển tới tận nơi. Hơn thế nữa, khi các nền tảng xã hội như facebook, zalo là nơi tập trung các hội nhóm kinh doanh có số lượng thành viên tới vài chục nghìn người, tại đó những người tham gia hội nhóm sẽ được giới thiệu các nhà cung cấp hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT dưới cái tên mỹ miều có tên gọi hàng xuất dư, hàng Supe fake, hàng 1:1, hàng Like Auth, nhằm mô tả sản phẩm có chất lượng tương đương hàng chính hãng. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu đây là những sản phẩm giả mạo về thương hiệu, chất lượng, không phải là hàng chính hãng.

Xử lý nghiêm để răn đe

Dự báo tình hình hàng giả, hàng xâm phạm SHTT trong năm 2024 và những năm tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, để ngăn chặn hoạt động này cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp: tuyên tuyền; hoàn thiện cơ chế chính sách; thực thi gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng.

Thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan thường xuyên chỉ đạo, ban hành các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chống buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm SHTT. Theo đó, lực lượng Hải quan các địa phương chủ động nắm tình hình, nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông tin trên hệ thống nghiệp vụ hải quan. Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng chủ động phối hợp với các lực lượng: Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng để kịp thời chia sẻ thông tin về địa bàn, đối tượng, loại hình trọng điểm.

Bên cạnh việc điều tra, xử lý vi phạm, thời gian qua, cơ quan Hải quan cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục SHTT, Thanh tra…) hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT, hàng giả, đảm bảo cho cơ quan thực thi áp dụng phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, chủ động tuyên truyền để các cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt những hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, góp phần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.

Để chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT trong tình hình mới, ông Đỗ Hồng Trung cho rằng cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi, lưu chứa, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT; xây dựng trung tâm giám định, kiểm nghiệm vùng để đảm bảo việc điều tra, kiểm tra xử lý được kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền về cách thức nhận biết hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, khuyến khích nhân dân tố cáo, tố giác tội phạm, đồng hành với cơ quan quản lý trong công tác chống hàng giả.

Đối với các DN sản xuất, cần chủ động trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ chống giả vào sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần loại bỏ tâm lý e ngại trong việc phối hợp với cơ quan chức năng đấu tranh với hàng giả sản phẩm của doanh nghiệp.


X
0.20649 sec| 617.313 kb